Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Hướng dẫn mua balo đi phượt

Điểm mặt các loại balô đi bộ và gợi ý cho các bạn chuẩn bị đi phượt chọn một chiếc phù hợp với chuyến đi của mình! Đồ dùng đi phượt nhiều hay ít là tùy thuộc vào thời gian cuộc hành trình và địa điểm mà các bạn chọn để khám phá. Tuy nhiên, một chiếc balô là điều kiện tối cần thiết cho bất cứ hành trình nào phải không cả nhà?

Các loại balô dành cho dân phượt

1.Túi đeo thắt lưng (Túi bao tử)

Có khối lượng lên đến 10 lít, đây thực chất không hẳn là ba lô nhưng có thể thay thế ba lô truyền thống với sự nhỏ gọn tối đa và phân chia những dụng cụ thiết yếu mà bạn có thể cần dùng ngay.


http://www.balohanghieu.com

2. Balô nhẹ 

Một số balô siêu nhẹ chỉ bao gồm các dây đai túi đựng và một số túi nhỏ dùng để đựng các thực phẩm ăn ngay trong ngày như socola, bánh quy.vv.. balo đi học thường có một khoang đặc biệt, tạo thuận lợi để chèn túi nước và có thêm một lỗ nhỏ để bạn có thể đặt vòi của túi nước ra ngoài. Các bạn có thể vừa đi, vừa có thể uống nước mà không cần phải dừng lại và lấy chai nước đấy!
http://www.balosanhdieu.com/
Balo Adidas


3. Balô hàng ngày (Daypack) hay còn gọi là balo laptop

Chính cái tên của loại balô này đã cho thấy tính năng của nó là có thể chứa được nhiều thứ mà chúng ta sẽ sử dụng trong một ngày. Balô hàng ngày thường là ba lô nhỏ với dây đeo vai và không có vành đai hông. Một số loại có thể có một dây đeo ngang ngực để giữ vai của người đeo không bị kéo trở lại bởi trọng lượng của balô. Khối lượng của balô này là từ 15-35 lít nhé.
http://www.balohanghieu.com

4. Balô hạng trung

Nhiều năm qua, cải tiến công nghệ đã tạo cho các loại balô cho bạn mê Phượt giảm về  khối lượng nhưng lại tăng độ bền và sức chứa. Với khối lượng từ 35-70 lít, balô hạng trung có thể chứa được nhiều đồ hơn để sử dụng cho nhiều ngày trong hành trình. Với loại balô này, bạn có thể mang theo máy ảnh lớn, sách... Loại balô hạng trung phù hợp với các hành trình từ 2, 3 ngày.
http://www.balohanghieu.com

5. Balô lớn, balo du lịch mùa thu , balo leo núi dùng đi phượt

Với nhu cầu mang theo những thiết bị chuyên dụng, nặng nề và cồng kềnh, một loại balô lớn hơn hẳn với khối lượng từ 60 lít trở lên đã ra đời. Balô đại có thể đủ mang cho bạn một lượng thức ăn đủ để bạn sống trong 1 tuần. Balô đại sử dụng một vành đai hông rộng để chuyển hướng trọng lượng đến hông thay vì vai. Một tấm đệm thắt lưng bảo vệ cột sống khỏi những thay đổi về trọng lượng của balô có thể làm ảnh hưởng tới cơ thể và sức khoẻ của bạn. Loại balô này nặng, nên sự cân bằng là rất quan trọng. Chỉ phù hợp với những người trưởng thành thôi  các bạn nhé!


http://www.balohanghieu.com


Cùng chọn balô phù hợp cho chuyến phượt hoàn hảo chúng ta nào.

Balô leo núi

Thông thường, chúng ta phải mang nhiều đồ dung chuyên dụng hơn trong một hành trình đi núi (trekking). Bên cạnh giấy tờ, một số vật dụng cá nhân, dụng cụ y tế cơ bản thì túi ngủ, võng, lều trại, dao đi rừng, bật lửa, những thiết bị công nghệ như máy ảnh, điện thoại định vị GPS, la bàn… là những vật dụng không thể thiếu cho một chuyến trekking. Bạn có thể mua ba lô trekking của các hãng tên tuổi như The North Face, Jack Wolfskin, Deuter… với giá từ 500.000đ - 1.500.000 tại các cửa hàng bán balo thể thao.


http://www.balohanghieu.com

Một chiếc ba lô “chuẩn” với nhiều ngăn, chống thấm nước, có đai ngực đai bụng và
ôm sát người giúp leo trèo không vướng víu sẽ giúp chuyến đi  thuận lợi hơn.

Tùy vào hành trình dài ngắn mà  bạn sẽ lựa chọn loại balô to, nhỏ.  Nhưng về cơ bản balô cần có các đặc điểm cơ bản sau:

1. Chống thấm. Không đáng lo nếu ba lô của  chúng ta không phải loại có water proof nhé! Chỉ cần tìm loại balô có áo mưa (thường ở dưới đáy của balô). Áo mưa (trùm balô) cũng cần phải phù hợp để có thể trùm toàn bộ balô của bạn khi balô ở kích thước lớn nhất với tất cả đồ bạn mang theo.

2. Túi nước. Là thứ cần thiết cho bất cứ chuyến đi nào. Túi nước ở trong, chính giữa balô cũng góp phần tạo cân bằng cho balô trên lưng 

3. Khoá. Các khoá ở các đai là cực kì quan trọng, một chiếc khóa tốt sẽ giúp  yên tâm khi vượt qua vách đá hoặc qua suối. Để kiểm tra các khoá,  hãy khoá lại và giựt từ từ, tăng áp lực từ từ lên khoá. Nếu vài lần khoá vẫn không bị tuột, gãy thì đó là một chiếc khoá tốt.

4. Đai hông. Đai hông to bản, êm và chắc chắn với vải ít ma sát sẽ chia bớt trọng lượng của balô lên hông, giúp chúng mình di chuyển thuận tiện và cân bằng đấy!

5. Có nhiều hơn các vị trí để gá, buộc túi ngủ, tấm trải. Các vị trí này thường ở hai bên của balô và ở phần dưới phía trước của balô (sát đáy).

Chúc các bạn “nhập môn” nhà phượt tìm được cho mình một chiếc balô phù hợp cho chuyến phượt của mình từ những thông tin và lời khuyên trên từ balo sành điệu nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét